Trang thông tin điện tử

Sở Nội vụ

A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lựa chọn, giới thiệu gương người tốt, việc tốt trong tháng 9/2024

1. Cụ Nguyễn Thị Ni, ở xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi -Người “giữ lửa” ở làng nghề được công nhận di sản cấp quốc gia

Nghề làm gốm ở Sa Huỳnh có lịch sử hơn 300 năm, trải qua nhiều biến động, thăng trầm lịch sử, nhưng nghề gốm truyền thống vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay và được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Góp phần quan trọng trong việc “giữ lửa” cho làng nghề gốm Phổ Khánh còn tồn tại đến nay là nhờ vào sự tỉ mỉ và tâm huyết của những người thợ, đặc biệt là gia đình cụ Nguyễn Thị Ni đã có truyền thống từ đời ông nội truyền lại cho cụ, hiện nay cụ Ni 85 tuổi nhưng vẫn rất tâm huyết với nghề gốm và tiếp tục truyền nghề lại cho con cháu.

Con gái của cụ Ni, bà Mai Thị Hồng Tư (60 tuổi), 44 năm qua, bà Tư vẫn luôn nỗ lực giữ nghề của mẹ truyền lại. Bà Tư cho biết: “Nghề gốm nhiều vất vả nhưng cũng đủ nuôi sống gia đình, hàng ngày tỉ mỉ nặn, chuốt, tạo ra các sản phẩm đẹp, bền, để cung ứng cho thị trường, mỗi loại sản phẩm có độ khó, dễ và cách nặn khác nhau. Ngoài sự khéo léo, khiếu thẩm mĩ, người làm nghề phải chịu khó, mới tạo được sản phẩm chất lượng”.

Anh Nguyễn Tấn Sinh, cháu ngoại của cụ Ni làm việc tại Hợp tác xã gốm tiền sử Sa Huỳnh, anh trực tiếp tham gia phục dựng, mô phỏng từ kĩ thuật tạo hình đến hoa văn, nhằm hồi sinh dòng gốm cổ của cư dân Sa Huỳnh có niên đại cách đây 2.000-3.000 năm, Anh Sinh, chia sẻ:Giữ gìn di sản quốc gia 3.000 năm của làng gốm Sa Huỳnh, người nước ngoài, trong nước biết tới, đến trải nghiệm, mình cũng vui…”.

Bằng tình yêu, tâm huyết với nghề truyền thống của ông cha để lại, cụ bà Nguyễn Thị Ni cùng con cháu của mình vẫn miệt mài “giữ lửa” để làng nghề gốm Phổ Khánh, di sản văn hoá của dân tộc tiếp tục được trường tồn.

2. Anh Phạm Văn Tuấn, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Gò Loa - Đồng Xoài, xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi

Thôn Gò Loa - Đồng Xoài, xã Ba Cung, huyện Ba Tơ, trước đây điều kiện đi lại khó khăn do bị ngăn cách bởi đồi núi, dốc cao, đường đất ngoằn nghoèo. Ngày nay, có đường bê tông thẳng tắp, xe tải vào tận thôn, vận chuyển nông, lâm sản đi các nơi tiêu thụ. Có được thay đổi ấy, là sự góp sức không nhỏ của anh Phạm Văn Tuấn, Phó Bí thư chi bộ, Trưởng thôn Gò Loa - Đồng Xoài. Anh Tuấn năm nay 35 tuổi, trong 2 năm qua, anh thường xuyên gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, anh đã vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới, đóng góp ngày công, hiến đất để mở rộng, xây dựng bê tông nông thôn với 3 tuyến đường chiều dài gần 2km, vận động nhân dân đóng góp tiền mua đất, mở rộng sân, xây dựng tường rào, cổng ngõ Nhà văn hóa thôn Gò Loa - Đồng Xoài.

Chị Phạm Thị Trú ở thôn Gò Loa-Đồng Xoài, xã Ba Cung, chia sẻ: “thấy anh Tuấn làm việc rất nhiệt tình nên mình cũng hưởng ứng theo. Ví dụ như làm đường, nhà văn hóa, mương đập, có những chỗ hư hỏng dân đều chung tay góp sức cùng làm. Góp sức cùng trưởng thôn cho dân mình cùng phát triển”.

Trong 2 năm giữ chức Trưởng thôn theo Đề án “Dân tin-Đảng cử”, anh Tuấn cùng với chi bộ, các ban thôn làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân không nghi kỵ cầm đồ thuốc độc, không tranh chấp đất đai, bạo lực gia đình. Đặc biệt là trong 2 năm trở lại đây, tình trạng tảo hôn cũng đã không còn xảy ra trong thôn. Nhiều vụ tranh chấp được hòa giải ngay tại cơ sở.

Điều anh Tuấn trăn trở nhất là đời sống của đại đa số đồng bào Hrê ở địa phương vẫn còn nhiều khó khăn. Anh mong muốn được cống hiến nhiều hơn, anh chia sẻ: “mình thường đi mấy huyện khác, xã khác thấy rất là đẹp, mình muốn tương lai sau này thôn mình cũng vậy. Mong muốn nhất sau này muốn bà con đồng bào dân tộc thiểu số là học, học mãi học không ngừng. Để sau này như người Kinh, học đến nơi đến chốn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để làm ăn phát triển, xóa đói giảm nghèo, cùng địa phương xây dựng nông thôn mới”.


Thông tin cần biết

noData
Không có dữ liệu

Thống kê truy cập

Đang online: 1
Hôm nay: 6
Hôm qua: 1.243
Năm 2025: 26.889
Tất cả: 27.303